Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Folate - Chống dị tật bẩm sinh

Folate là gì ?


Siêu chất dinh dưỡng khi mang thai hay còn gọi là Acid Folic, vitamin B9. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tim và hệ tuần hoàn của bé. Cần thiết cho quá trình sản sinh, sửa chữa và hoạt động của DNA, ngăn ngừa nứt đốt sống và những khuyết tật ống thần kinh, tránh dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ. Nó cũng giúp cơ thể mẹ tạo hồng cầu, ngừa chứng thiếu máu và tiền sản giật. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung Acid Folic trong 30 ngày đầu của thai kì có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh như tất nứt đốt sống ở trẻ và cũng giúp ngăn ngừa sẩy thai sớm và sinh non.

Tại sao mẹ cần ?

Hầu hết các dị tật bẩm sinh đều phát triển vài tuần đầu tiên của thai kì, điều cần thiết là mẹ bổ sung Folate càng sớm càng tốt.

Bao nhiêu là đủ ?

Trước khi mang thai mẹ cần bổ sung 400 microgram acid folic/ ngày và 600 microgram acid folic trong suốt 9 tháng thai kì và cho con bú.

Nguồn dinh dưỡng:

Ngoài viên uống, mẹ có thể được bổ sung Folate dồi dào từ cam, dâu tây, rau lá xanh, ngũ cốc ăn sáng, đậu, hạt, súp lơ, củ cải đường.

Lưu ý khi chế biến và sử dụng:

- Folate ở trong thực phẩm cũng dễ dàng bị mất đi khi lưu trữ và chế biến. Thực phẩm đóng hộp có thể đã mất đi 50 đến 90%. Do đó mẹ bầu nên chọn những món ăn được chế biến từ thực phẩm tươi sống. Các món rau không nên ngâm quá lâu trong nước và nấu chín kĩ
- Khi uống Acid Folic bổ sung, để thuốc được hấp thu tốt nhất, mẹ nên uống giữa hai bữa ăn. Sự có mặt của vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó, có thể uống viên sắt - Acid Folic chung với nước cam hoặc trái cây. Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu. Khi bổ sung sắt - Acid Folic nhiều phụ nữ thường hay bị táo bón. Để hạn chế triệu chứng này, bạn có thể chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ, uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Không nên dùng quá 1000 mcg Acid Folic mỗi ngày trừ khi bác sĩ yêu cầu. Nếu bạn là người ăn chay, bạn rất dễ bị thiếu vitamin B12. Việc dùng quá nhiều Acid Folic khiến bác sĩ khó chuẩn đoán bạn có bị thiếu vitamin B12 hay không.
- Thai phụ bị béo phì rất dễ có con bị khuyết tật ống thần kinh. Nếu mẹ gặp phải vấn đề trên, mẹ cần hỏi bác sĩ về việc bổ sung Acid Folic, có thể mẹ cần nhiều hơn 400mcg/ ngày.
- Nếu mẹ đã từng có con bị khuyết tật ống thần kinh, nếu không can thiệp hợp lý, mẹ có đến 2-5% khả năng sẽ có thêm một thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh. Nguy cơ này có thể giảm bớt nếu mẹ dùng liều cao Acid Folic theo chỉ định của bác sĩ.
- Thai phụ bị mắc bệnh tiểu đường hoặc đang được điều trị chống tai biến mạch máu có nhiều khả năng sẽ có con bị khuyết tật ống thần kinh. Trong trường hợp này mẹ bầu cần theo sát chỉ định của bác sĩ về lượng Acid Folic cần phải nạp tối thieur 1 tháng trước khi có thai và trong suốt thai kì
- Triệu chứng của thiếu Acid Folic có thể khó nhận thấy. Mẹ có thể bị tiêu chảy, mất đi cảm giác ngon miệng, giảm cân, yến đi, đau lưỡi, đau đầu, tim đập nhanh, dễ cáu kỉnh. Nếu bạn thiếu Acid Folic nhẹ, mẹ có thể không nhận thấy triệu chứng gì, nhưng sự phất triển của phôi thai vần bị ảnh hưởng.
- Nếu dùng quá nhiều Acid Folic có thể gây tăng sinh tế bảo, dẫn đến thoái hóa tủy sống bán cấp. Đối với những người có khối u, thừa Acid Folic làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Thừa Acod Folic còn có thể gây ra ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa. Cách "giải độc" chất này rất đơn giản  Acid Folic là một sinh tố tan được trong nước, vì vậy bạn chỉ cần uống thật nhiều nước để lượng Acid dư thừa được thải ra ngoài cơ thể.