Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

kali-can-bang-dien-phan-co-the

Kali là gì ?

Khoáng chất được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm, là một trong 7 chất vĩ mô thiết yếu cùng với Canxi, Magie, Phốt pho, Natri, Clorua và Lưu Huỳnh có nhiệm vụ duy trì các cơ quan, chức năng thích hợp. Nó cũng rất quan trọng trong sự co thắt cơ bắp, sự đông máu, hoạt động của thận, truyền dẫn thần kinh, sửa chữa các mô và tế bào, giúp điều hòa nhịp tim. Phốt pho cũng giúp sản sinh và sử dụng năng lượng.

Tại sao mẹ cần ?

Kali hoạt động cùng với Natri để duy trì cân bằng chất lỏng thích hợp trong các tế bào, điều này rất quan trọng quá trình mang thai. Kali giúp mẹ điều chỉnh huyết áp, ngừa tiền sản giật và duy trì trương lực cơ thích hợp ( giảm nguy cơ đau bắp và chuột rút cơ thể ). Kali cũng quan trọng trong việc gửi xung lực thần kinh và giải phóng năng lượng từ protein, chất béo và cabonhysrate.

Bao nhiêu là đủ ?  

Mẹ cần bổ sung 4.7mg Kali/ ngày

Nguồn dinh dưỡng:

Chuối, cám, bơ, mơ khô, đào, mơ, mạn, cà rốt, khoai lang, đậu Hà Lan, thịt đỏ, gà, cá, sưa, hạt và các sản phẩm từ đậu nành.

Lượng Kali trong một số sản phẩm thông dụng

1 khoai tây nướng cỡ vừa, nguyên vỏ: 844mg
1/2 chén rau dền nấu chín: 654mg
1/2 ly cà chua xay: 549mg
3/4 ly nước ép cà rốt: 517mg
85g cá hồi bạc: 454mg
1 quả chuối cỡ vừa: 422mg
3/4 ly nước cam: 355mg
1/2 chén quả dưa lưới: 236mg
85g con trai (sò) đóng hộp: 534mg
1/2 ly sữa đậu nành: 485mg

Lưu ý khi chế biến và sử dụng sản phẩm

- Mẹ bầu không cần uống viên bổ sung Kali. Mẹ có thể có đủ kali qua chế độ ăn uống đa dạng
- Thiếu Kali thường là hệ quả của bệnh mãn tính hoặc nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng, hoặc do sử dụng thuốc lợi tiểu, hơn là do thiếu khẩu phần ăn. Thiếu Kali có thể gây yếu người, mệt mỏi, co rút cơ bắp, táo bón, nhịp tim bất thường.