
Qúa trình phát triển của thai nhi
Thật khó chắc chắn rằng ở thời điểm hiện tại em bé của mẹ có kích thước như thế nào, nhưng thông thường em bé sẽ nặng khoảng 3.5kg và dài khoảng 50cm ( tương đương với một quả bí ngô ). Xương sọ của bé chưa được hợp nhất, điều này làm cho chúng có thể chồng khít lên nhau khi đi qua âm đạo của mẹ. Việc này gọi là "sự tạo khuôn" - lý do khiến thóp của bé có thể trông hơi nhọn sau khi sinh, nhưng mẹ hãy yên tâm nhé, thóp của bé sẽ tự trở lại bình thường sau sinh.
Cuộc sống của mẹ đang thay đổi như thế nào
"Sau tuần trông đợi, ngày dự sinh đã cận kề, thế nhưng hiện tại cơ thể mẹ vẫn chưa có biểu hiện "lâm bồn". Ngày dự sinh của mẹ được tính vào ngày cuối cùng của kì kinh chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu mẹ rụng trứng trễ hơn thời điểm dự kiến thì nhiều khả năng bé sẽ sinh ra trễ hơn ngày dự sinh. Kể cả với ngày dự sinh được tính toán chính xác, cũng có những mẹ mang thai kéo dài hơn mà không có lý do rõ ràng.Mẹ vẫn còn vài tuần nữa trước khi được xem là “sinh muộn”. Để chắc chắn rằng bé vẫn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ làm vài thử nghiệm để kiểm tra và quyết định xem có nên chấm dứt thai kỳ không. Mẹ có thể được lập hồ sơ sinh lý (BPP), trong đó bao gồm khám siêu âm kiểm tra các chuyển động tổng thể của bé; cử động hít thở, chuyển động của các cơ ngực và cơ hoành: trương lực cơ, bé xòe nắm bàn tay hoặc duỗi và gập chân tay lại; cũng như lượng nước ối bao quanh bé, phản ánh nhau thai đang hỗ trợ bé tốt thế nào.
Việc theo dõi nhịp tim thai (NST) sẽ được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng với các xét nghiệm kể trên. Nếu kết quả xét nghiệm bào thai không chắc chắn chẳng hạn như mức nước ối quá thấp, bạn sẽ được can thiệp để chuyển dạ. Nếu tình hình nghiêm trọng, bạn có thể được mổ lấy thai ngay lập tức. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng về vị trí, độ mềm, mỏng và giãn nở hay chưa. Kết quả này sẽ quyết định việc “kích thích chuyển dạ” sẽ được thực hiện như thế nào và vào lúc nào. Nếu cơ thể không tự bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ được can thiệp để ""kích sinh"", thường là vào khoảng giữa tuần 40 và 41."
"Tìm hiểu về kích thích chuyên dạ
Nếu chuyển dạ của mẹ không tự bắt đầu, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc và kỹ thuật nhất định để giúp mang lại hoặc ""gây ra"" các cơn co thắt. Bác sĩ sẽ làm điều này khi nguy cơ kéo dài thai kỳ sẽ gây ra rủi ro cho mẹ và bé. Thông thường bạn sẽ được ""kích sinh"" từ sau 1-2 tuần từ thời điểm dự sinh. Vì nhau thai có thể hoạt động kém hiệu quả hơn trong việc cung cấp chất dinh dưỡng vào khoảng 42 tuần và các biến chứng nghiêm trọng khác sẽ có nhiều khả năng hơn khi bạn vượt qua ngày đáo hạn.
Tìm hiểu thêm: Làm thể nào để gây chuyển dạ?
Bác sĩ sẽ gợi ý cho mẹ một vài phương pháp gây chuyển dạ đối với tình hình tử cung của mẹ. Nếu cổ tử cung của mẹ chưa bắt đầu mềm, chảy ra (mỏng ra) hoặc giãn (mở), nó được coi là ""chưa chín"" hoặc chưa sẵn sàng để chuyển dạ. Trong trường hợp đó,bác sĩ sẽ sử dụng nội tiết tố hoặc phương pháp ""cơ học"" để làm chín cổ tử cung của mẹ trước khi quyết định mổ. Tùy thuộc vào tình trạng của mẹ, tiến trình có thể gồm làm mòn hoặc làm rách lớp màng nhầy, sử dụng các loại thuốc như oxytocin (Pitocin) để gây ra các cơn thắt tử cung. Nếu các phương pháp trên đều không khả thi mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.Trong thời điểm này mẹ hãy quan sát thật kĩ chuyển động của bé và chú ý đến các dịch từ âm đạo mẹ nhé, hãy thường xuyên cập nhập thể chất của mẹ với bác sĩ mẹ nhé
Mẹ có nên kích thích chuyển dạ?
Không có kỹ thuật nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả, vì vậy mẹ đừng thử bất cứ điều gì mà không có hướng dẫn từ bác sĩ. Dưới đây có thể là một số phương pháp mẹ đã nghe về sự "tự kích thích chuyển dạ".- Quan hệ: Tinh dịch có chứa các tuyến tiền liệt và đạt cực khoái có thể kích thích một số cơn co thắt. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan hệ tình dục có thời hạn có thể làm giảm nhu cầu khởi phát chuyển dạ, nhưng những nghiên cứu khác cho thấy nó không có tác dụng trong việc thúc đẩy chuyển dạ.
- Kích thích núm vú: Kích thích núm vú làm cơ thể giải phóng oxytocin - hoocmon gây chuyển dạ nhưng ở thời điêm hiện tại chưa có một nghiên cứ nào chứng minh nó an toàn với mẹ và em bé do các cơn co thắt tử cung gây ra.
- Dầu thầu dầu: Là một loại thuốc nhuận tràng mạnh, chúng gây kích thích ruột của mẹ và dẫn đến một số cơn co thắt. Tuy nhiên, không có bằng chứng chắc chắn rằng nó giúp gây ra chuyển dạ.
- Thảo dược: Một loạt các loại thảo mộc được quảng cáo là hữu ích cho khởi phát chuyển dạ. Một số rủi ro vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt quá dài hoặc quá mạnh và chúng có thể không an toàn cho em bé vì nhiều lý do khác nhau."